Home / Kinh Nghiệm - Giải Pháp / Hướng dẫn phối ghép, lắp đặt và nâng cấp dàn Hi-end

Hướng dẫn phối ghép, lắp đặt và nâng cấp dàn Hi-end

Một việc mà bất cứ ai “trót mê” hi-end cũng sẽ thực hiện sau khi đã xây dựng được dàn, đó là nâng cấp thiết bị với hi vọng chất lượng thiết bị âm thanh ngày càng hoàn thiện hơn theo thời gian. Chúng ta sẽ lần lượt bàn luận từng vấn đề.

Hướng dẫn phối ghép, lắp đặt và nâng cấp dàn Hi-end
1. Phối ghép dàn Hi-end

    Trong quá trình đi nghe các bộ dàn hi-end, nhiều người nhận thấy rằng đôi khi chất lượng trình diễn của hệ thống giá vừa phải vẫn có thể cao hơn những hệ thống giá  “trên trời”. Chúng tôi cũng đã từng nghe những bộ dàn vừa phải (khoảng 3.000 USD) và thấy chúng có âm thanh vượt trội những bộ dàn có mức giá gấp 2-4 lần.

    Lý do căn bản làm cho một số bộ dàn đắt tiền nghe kém các bộ dàn rẻ hơn chính là ở vấn đề phối nghép dàn. Phối ghép là nghệ thuật lựa chọn và kết nối các thiết bị sao cho chúng phù hợp nhất, bù đắp được cho nhau những khiếm khuyết về mặt âm thanh để tạo ra kết quả tổng quát cao nhất. Sự hỗ trợ, tương tác giữa mắt xích có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra một hệ thống âm thanh thành công với chi phí hợp lý nhất.

a. Thử thiết bị âm thanh

    Muốn biết những thiết bị nào đi với nhau thì phù hợp, tốt nhất bạn hãy nghe một loạt các sản phẩm với các kiểu phối ghép khác nhau. Để nghe thử, đòi hỏi bạn phải dành một khoảng thời gian đáng kể. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bạn bè, các chuyên gia, những người nghe giàu kinh nghiệm.

    Để có được những chỉ dẫn tổng quát. Và quan trọng hơn cả là dựa vào chính đôi tai của mình để tìm ra cách phối ghép tốt nhất. Về nguyên tắc, bạn có thể tham khảo được rất nhiều thông tin hữu ích từ những người bán hàng tại các cửa hàng điện tử- điện máy. Tiếc thay, hiện nay số người bán hàng có kiến thức, kinh nghiệm và sự trung thực không nhiều. Một số người bán hàng thường chỉ ca ngợi những sản phẩm mà cửa hàng họ đang bán, do đó các thông tin đưa ra có thể mang tính định kiến hoặc thiên lệch.

b. Địa chỉ bán hàng uy tín

    Nếu tìm được nhưng người bán hàng trung thực và có uy tính, những lời khuyên của họ thực sự rất có giá trị. Nguồn thông tin quan trọng mà bạn nên tham khảo là các tạp chí. Các bài bình luận về sản phẩm trong những tạp chí này đôi khi cũng nêu tên của những thiết bị đi kèm để kiểm tra. Chẳng hạn bài viết về loa có thể cung cấp cả thông tin về khả năng trình diễn của loa khi phối ghép với ba hoặc bốn loại ampli khác nhau. Người viết bài sẽ mô tả đặc trưng âm thanh của từng cách phối ghép, giúp người đọc biết ampli nào sẽ hợp tác tốt vơi chiếc loa đó.

Quan trọng hơn là những mô tả và đánh giá về chất lượng âm thanh còn có thể gợi ý cho bạn biết loại ampli nào (bán dẫn, điện tử, kết cấu mạch điện, đặc điểm âm thanh…) hợp với chiếc loa đó nhất. Nếu có những bạn bè cùng đam mê đồ âm thanh, một cách thử nghiệm rất hiệu quả là đề nghị họ cho bạn ghép thử thiết bị vào bộ dàn của họ. Ví dụ bạn định mua một chiếc ampli second-hand, bạn đến có thể mang đến nhà vài người bạn, ghép vào các hệ thống sẵn có khác nhau. Chỉ qua một vài lần thử nghiệm như thế, chắc chắn bạn sẽ có được những kết luận bổ ích.

2. Lắp đặt toàn bộ dàn Hi-end

    Việc lắp đặt sắp xếp hệ thống hi-fi trong phòng nghe của bạn có ý nghĩa rất lớn đối với chất lượng trình diễn âm thanh của bộ dàn. Nó đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ năng nghe thật tốt, có sự kiên trì thử nghiệm để khai thác tối đa khả năng âm thanh của mỗi bộ dàn.

    Bạn sẽ thấy rất thú vị khi chúng ta có thể biến đổi âm thanh của hệ thống chỉ bằng vài thao tác di chuyển vị trí của các thiết bị mà chẳng mất thêm đồng nào. Tất cả công việc setup hệ thống nảy dựa vào thành phần căn bản nhất cùa bộ dàn-đó là loa, mà cụ thể là vị trí đặt loa. Khi bạn đã tìm được chỗ đứng thích hợp cho cặp loa, bạn có thể tinh chỉnh các thiết bị khác để đạt được kết quả tối ưu.

 Dưới đây là một số điều lưu ý khi bạn lắp đặt hệ thống.

    Chỉnh cho loa và ghế ngồi nghe nhạc ở vị tí lý tưởng ( 2 loa hơi quay vào trong, vị trí ngồi cân đối trên trục giữa 2 loa) để bạn cảm nhận được chất lượng trình diễn tối ưu của hệ thống. Xử lý tốt âm học phòng nghe. Công việc này sẽ  mang lại hiệu quả rất lớn cho khả năng trình diễn của dàn.

    Không bao giờ để dây tín hiệu gần dây nguồn. Nếu bắt buộc phải vậy, nên đặt chúng vuông góc nhau, tránh đi song song. Tách biệt dây tín hiệu digital (giữa CD transport và bộ DAC) và dây tín hiệu analog. Tắt hết các thiết bị digital khi nghe đĩa than (LP) Dây tín hiệu và dây loa càng ngắn càng tốt, nhưng khoảng cách giữa dây bên trái và bên phải nhất thiết phải bằng nhau. Đặt các thiết bị ở nơi thông thoáng.

    Nhiệt độ cao sẽ làm giảm tuổi thọ của chúng. Đảm bảo mối liên kết giữa dây loa và chốt tiếp xúc luôn chắc chắn. Vệ sinh các ổ cắm, tiếp điểm định kỳ. Giữ khoảng cách hợp lý giữa preampli và ampli công suất.

 

3. Nâng cấp thiết bị

    Nhiều người “nghiền” âm thanh thường nâng cấp hệ thống bằng cách nâng đời thiết bị. Bí quyết để nâng đời thiêt bị. Bí quyết để cải thiện chất lượng một cách hiệu quả, tiết kiệm là thay thế thiết bị “yếu” nhất trong dàn. Ví dụ, bạn sẽ không thể đánh giá được khả năng của bộ DAC mới mua nếu đầu lọc và ampli nối với nó trình diễn quá nghèo nàn. Và ngược lại, một chiếc ampli tiếng sạch và trong trẻo khi dùng với một thiết bị nguồn digital chơi vừa cứng, vừa thô thì nó sẽ thể hiện đúng chất âm thanh như vậy của thiết bị nguồn.

     Vì thế, điểm mấu chốt trong việc nâng cấp một hệ thống  hi-fi là loại bỏ những thiết bị làm suy giảm mạnh nhất chất lượng trình diễn của hệ thống và thay thế nó bằng những thiết bị tôt hơn, có khả năng thể hiện âm thanh trung thực hơn. 

 

About Âm Thanh Ánh Sáng Đà Nẵng

Để lại một bình luận