Hướng dẫn sắp xếp vị trí đặt loa tốt nhất trong phòng để có 1 phòng âm thanh hay và chuẩn.
Tìm hiểu truyền tải âm thanh.
Để có thể thiết kế được vị trí loa tốt nhất, trước tiên bạn phải hiểu cách âm thanh truyền tải từ loa ra ngoài. Các đồ vật trong căn phòng hát của bạn, chú ý tới sự phản xạ âm ảnh hưởng tới chất lượng âm được phát ra. Sự thật, có rất nhiều sóng âm đi tới tai bạn qua các phản xạ từ các đồ vật trong phòng hát.
Hình ảnh stereo cũng được tạo thành từ thời gian đến của các sóng âm(phase), tuy nhiên sự định vị chính xác của hình ảnh có thể bị nhiễu do các phản xạ. Những yếu tố khác như âm sắc hay màu sắc của âm thanh, tính chất của nhạc cụ, độ trong của giọng ca cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều sự kết hợp giữa âm thanh thẳng và âm thanh phản hồi.
Phản hồi âm thanh
Để tránh các âm thanh phản hồi, nhiều chuyên gia chủ trương đặt các loa vào một vùng “chết” của phòng nghe, nơi mà các phản xạ âm thanh sẽ ở mức nhỏ nhất, chẳng hạn, đặt loa ở gần những bức tường có treo rèm dày. Việc xử lý âm học phòng nghe cũng chính là để triệt tiêu phần nào các âm thanh phản xạ này. Nếu bạn muốn nghe loa phát ra âm thanh chính xác theo phân tích kỹ thuật về đáp tuyến tần số mà nhà sản xuất đã chỉ ra thì hãy đặt chúng vào vùng không chịu phản xạ âm thanh, hay vùng “chết” của phòng nghe. Tuy nhiên, trong trường hợp này, ampli của bạn phải có công suất lớn hơn so với khi không có tiêu âm.
Tăng công suất với các bức tường
Vậy một căn phòng thông thường không có tiêu âm thì âm thanh sẽ thế nào? Nhờ sự phản xạ âm từ những bức tường hậu và tường bên, âm thanh sẽ được “nhân công suất” và bạn nghe thấy to hơn hẳn so với khi có tiêu âm. Chỉ cần to hơn chút nữa là sẽ có cảm giác âm thanh bị rối, bị dội tiếng bass. Không hề có ảo thuật gì ở đây. Bạn chỉ cần thử đặt một loa ra ngoài vườn và âm thanh khi ấy sẽ rất nhỏ, thiếu sức sống động nếu so sánh với khi đặt trong phòng khách tiêu chuẩn.
Tiêu âm
Một trong những vấn đề tiêu âm đối với loa là tất cả các thiết bị hấp thu âm thanh như rèm hay thảm ta dùng trong phòng sẽ hạn chế rất tốt phản xạ âm thanh trung và cao (từ 500 – 20.000 Hz), nhưng kém hay hoàn toàn không có tác dụng khi gặp tần số thấp (dưới 200 Hz). Và các tần số thấp lại luôn được căn phòng khuyếch đại nhiều nhất, trong nhiều trường hợp, tới 12 dB ở dưới 100 Hz. Đặt các loa tại vùng “chết” sẽ chỉ đạt được hiệu quả đối với dải trung và cao, còn lại thì sẽ làm trầm trọng hơn vấn đề về tần số thấp.
Các góc đặt loa hợp lý
Để đánh giá hiệu ứng của các bức tường và sàn đối với tín hiệu tần số thấp (dưới 200 Hz) của loa, người ta đã thí nghiệm dùng một loa đặt ở nhiều vị trí khác nhau trong phòng. Đặt loa trên sàn (hoặc tựa vào một bức tường trên một bệ hay giá đỡ cao) thì mức nén âm tăng lên trên dưới 6 dB. Nếu để loa trên sàn và tựa lưng vào tường sau, mức nén âm tăng lên khoảng 12 dB, còn nếu đặt nó vào đúng góc nhà thì mức nén âm tăng tới 18 dB.
Nếu bạn di chuyển loa ra xa bức tường thì tín hiệu bass đầu ra sẽ giảm và việc kết hợp với phòng nghe sẽ kém hơn. Đây chính là phương pháp đầu tiên để bạn có thể điều chỉnh chế độ bass cho loa bởi phần lớn loa có thể được cân bằng giữa bass với trung và treble bằng việc dịch chuyển loa gần hơn hay xa hơn bức tường phía sau.
Vị trí ngồi trong phòng
Bạn cũng có thể tránh khỏi chế độ phòng nghe không ưng ý bằng việc điều chỉnh vị trí ngồi. Hãy xem xét điều gì xảy ra nếu bạn đặt loa dựa vào tường ở cuối phòng, còn bạn ngồi trên ghế ở sát đầu kia của phòng. Trong trường hợp này, không chỉ có loa kết hợp với các chế độ phòng nghe ở điểm tăng cường tiếng bass mà chính bạn cũng đang ngồi ở đúng điểm có thanh áp bị dâng cao.
Theo các tính toán và thử nghiệm thực tế, với các tần số thấp khoảng dưới 50 Hz, cường độ có hơi tăng cao thì phần lớn người nghe vẫn không bị ảnh hưởng gì và trên thực tế thì những người say mê các âm trầm dịu êm sẽ vẫn cảm thấy dễ chịu. Nhưng với những mức tần số khác khoảng từ 70 Hz đến 120 Hz, người nghe sẽ cảm thấy rất mệt. Trong trường hợp này hãy dịch chuyển vị trí ngồi trong phòng về phía đặt loa.
Tham khảo :